Phân biệt chất lượng Tấm compact HPL 12mm dựa theo trọng lượng. Tấm Compact chất lượng tốt thường có trọng lượng tới 18kg/m2 cho tấm 1220*1830 độ dày 12mm.
Trong khi tấm Compact nhẹ chỉ nặng chưa tới 13kg/m2. Tấm Compact nhẹ thường có giá rẻ, lớp cắt bề mặt tấm không mịn như tấm Compact HPL nặng. Do lớp lõi tấm Compact nhẹ thường xốp và sự liên kết giữa các phân tử không chặt chẽ nên có nhược điểm là dễ hút ẩm dẫn đến bị mốc, và độ bền không cao.
Một số công trình còn thi công kết hợp 2 loại tấm Compact nặng và nhẹ để giảm giá thành bằng cách sử dụng tấm ngăn buồng bằng tấm Compact nhẹ (1530mm).
Còn tấm mặt trước (1220mm) hệ thống vách vẫn sử dụng tấm Compact HPL nặng chịu nước 100%. Kể cả trong trường hợp này thì sau khoảng 6 đến 12 tháng toàn bộ hệ thống vách vẫn bị xê dịch do liên kết yếu của tấm ngăn buồng.
Đối với Tấm compact HPL 12mm cao cấp. Thì các nguyên liệu được sử dụng thường đạt chuẩn và tuân thủ theo tiêu chuẩn. Ví dụ như đối với tấm Compact HPL của Mbee, chúng tôi sử dụng keo chất lượng cao và giấy kraft nguyên sinh. Tấm Compact HPL cao cấp ngoài đảm bảo độ bền cao còn đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Phân loại theo độ dày tấm compact hpl
Tấm Compact thường có độ dày từ 3mm đến 25mm. Tùy theo mục đích sử dụng thì người dùng sẽ lựa chọn cho mình độ dày phù hợp. Độ dày tấm Compact càng cao thì giá càng tăng. Đối với ứng dụng chủ yếu là làm vách ngăn vệ sinh tại Việt Nam thì bạn nên lựa chọn tấm Compact có độ dày 12 và 18mm. Hiện nay, tấm Compact độ dày 12mm đang là độ dày được ưa chuộng nhất để thi công là vách ngăn nhà vệ sinh cho các công trình công cộng.
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn độ dày 18mm để làm vách ngăn vệ sinh . Tuy nhiên nếu mỏng quá thì vách ngăn không đảm bảo nhu cầu sử dụng còn dày quá thì gặp trở ngại về chi phí. Ngoài ra các phụ kiện đi kèm với vách ngăn vệ sinh như chân kẹp tấm, hèm khe, bản lề, khóa thường. Được sản xuất phần lớn phù hợp với độ dày 12 và 18mm.
Phân loại theo lớp bề mặt
Lớp bề mặt của Tấm compact HPL 12mm rất đa dạng. Ngoài màu sắc đa dạng như đơn màu, màu vân gỗ, màu vân đá, vân giả da … Thì bề mặt tấm Compact HPL cũng rất đa dạng như bề mặt bóng, bề mặt sần… Chính vì vậy, ngoài ứng dụng làm vách ngăn compact thì tấm Compact HPL còn có thể dùng để nghiên cứu ứng dụng trong nhiều nhu cầu khác.
Trong lĩnh vực như làm vách ngăn, nội thất,…thì có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng như đá granite, tấm CDF, tấm HDF. Nhưng tấm Compact HPL vẫn luôn là lựa chọn sáng suốt cho người tiêu dùng bởi các ưu điểm nổi bật sau:
Chống thấm nước, chống ẩm tuyệt đối: Qua các thí nghiệm về chất lượng. Thì tấm Compact HPL sau khi được ngâm trong nước từ 24 – 48 – 72h thì không có sự thay đổi về độ dày. Tấm Compact HPL không hề bị trương nở, cong vênh, biến danh hay phồng rộp mặc dù bị ngâm hoàn toàn trong nước.
Ưu điểm này đạt được là do các lớp giấy kraft. Keo phenolic và lớp giấy melamine được ép với nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao (1430psi, 150oC). Để tạo thành một tấm Compact HPL thống nhất với mật độ phân tử dày đặc.
Liên hệ ngay với CÔNG TY CP XNK TM SX MBEE để nhận được tư vấn và báo giá tốt nhất về sản phẩm.
- Xưởng Hà Nội: Số 158 Phan Trọng Tuệ ,Xã. Thanh Liệt, H.Thanh Trì, TP.Hà Nội ( Cổng số 3 cạnh xưởng sửa chữa ô tô Samco )
- Xưởng HCM: 726 Lê Văn Khương, Phường Thới An, Quận 12, TPHCM
- Hotline: 0906650357 (Mr Kiệt) 0937316387 (Mr Hải)
- Mail: cungcapvachngan@gmail.com
- Website: https://tamcompact.vn/vach-ngan-ve-sinh